Blockchain là gì? Hoạt động như thế nào? Ứng dụng ra sao?

Blockchain là gì? Hoạt động như thế nào? Ứng dụng ra sao?

    Blockchain là gì?

    Blockchain (hay cuốn sổ cái) là hệ thống cơ sở dữ liệu cho phép lưu trữ và truyền tải các khối thông tin (block). Chúng được liên kết với nhau nhờ mã hóa.

    Các khối thông tin này hoạt động độc lập và có thể mở rộng theo thời gian. Chúng được quản lý bởi những người tham gia hệ thống chứ không thông qua đơn vị trung gian.

    Nghĩa là khi một khối thông tin được ghi vào hệ thống Blockchain thì không có cách nào thay đổi được. Chỉ có thể bổ sung thêm khi đạt được sự đồng thuận của tất cả mọi người.

    Khối thông tin mà chúng ta đang nhắc đến là những cuộc trao đổi, giao dịch trong thực tế.

    Công nghệ Blockchain hoạt động như thế nào?

    Để một block – khối thông tin được thêm vào Blockchain, phải có 4 yếu tố:

    • Phải có giao dịch: nghĩa là phải có hoạt động mua bán, trao đổi diễn ra. Ví dụ: bạn thực hiện mua hàng trên Amazon
    • Giao dịch đó phải được xác minh: mọi thông tin liên quan đến giao dịch như thời gian, địa điểm, số tiền giao dịch, người tham gia… đều phải được ghi lại. Ví dụ: khi xem tình trạng đơn hàng, bạn sẽ biết được mình đã order những gì, tổng tiền là bao nhiêu, khi nào thì nhận được hàng…
    • Giao dịch đó phải được lưu trữ trong block: bất cứ lúc nào bạn cũng xem lại được thông tin đơn hàng mà mình đã thực hiện. Chúng được lưu trữ trong mục “Quản lý đơn hàng”.
    • Block đó phải nhận được hash (hàm chuyển đổi một giá trị sang giá trị khác): chỉ khi nhận được hash thì một block mới có thể được thêm vào blockchain.

    Công nghệ Blockchain cho phép trao đổi tài sản/thực hiện giao dịch mà không cần có sự chứng kiến của người thứ ba hoặc không cần dựa trên sự tin tưởng. Hay nói cách khác, Blockchain là nền tảng cho sự ra đời của các hợp đồng thông minh.

    Ví dụ thực tế giúp bạn hiểu rõ hơn về cách hoạt động của Blockchain:

    A và B chơi trò đoán giờ check-out của C. Mỗi người cược 100.000 VNĐ. Nếu như thời điểm C check dấu vân tay, kim phút rơi vào số chẵn thì A thắng. Ngược lại, kim phút rơi vào số lẻ thì B thắng.

    Để quản lý giao dịch, A và B có một số phương án như sau:

    1. Nhờ người thứ ba là D giữ tổng số tiền cược của 2 người: 200.000 VNĐ. Người thắng sẽ được D trao lại số tiền => Nếu D trở mặt, không muốn trả lại số tiền thì cả A và B đều bị thiệt hại
    2. Chọn cách tin tưởng lẫn nhau => Dù là đồng nghiệp thân thiết thì vẫn có khả năng người kia không chịu đưa tiền

    Rõ ràng là 2 cách trên vẫn gặp phải những rủi ro nhất định. Blockchain ra đời nhằm giải quyết những vấn đề nói trên.

    Thông qua một vài dòng lệnh, tiền của cả 2 sẽ được chuyển vào chương trình của Blockchain. Thu thập dữ liệu từ phần mềm chấm công, chương trình này sẽ chuyển tiền cho người chiến thắng.

    Ứng dụng của Công nghệ Blockchain là gì?

    Dựa trên nền tảng Blockchain, rất nhiều các ứng dụng đã được ra đời như Uber, AirBnB… nhưng trong đó nổi bật nhất phải kể đến Bitcoin (tiền ảo). Công nghệ Blockchain thật sự là một điểm sáng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

    Xu hướng công nghệ Blockchain

    Dù xuất hiện đã hơn 10 năm nhưng công nghệ Blockchain được đánh giá là sẽ có những bước tăng trưởng nhất định. Đây vẫn là nền tảng cho nhiều ứng dụng mới ra đời.

    Dưới đây là 4 xu hướng Blockchain được dự đoán trong những năm sắp tới:

    • Công nghệ Blockchain được tin tưởng hơn: Vì có sự can thiệp của nhà nước nên Blockchain hứa hẹn sẽ giảm bớt các vụ lừa đảo, dối trá.
    • Bitcoin và các loại tiền ảo khác vẫn tiếp tục phát triển: Dù có nhiều tin đồn không hay nhưng vẫn có nhiều nhà đầu tư tin vào sự phát triển của các loại tiền ảo, nhất là Bitcoin.
    • Mở rộng tính ứng dụng: Bên cạnh lĩnh vực tài chính thì công nghệ Blockchain còn có tiềm năng được ứng dụng vào hoạt động quản lý nhà nước, bầu cử và các ngành khác.
    • Sự bùng nổ của game blockchain: Sự thú vị của các trò chơi được xây dựng trên nền tảng Blockchain ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư.

    Ưu điểm của công nghệ Blockchain là đảm bảo tính bảo mật cao, loại bỏ tình trạng đánh cắp hoặc sửa đổi thông tin.

    Nhờ nền tảng phi tập trung, các thông tin trong Blockchain không bị kiểm soát bởi một một bên duy nhất. Nó còn được biết đến là “cơ chế đồng thuận phân tán đồng đẳng”.

    Tuy nhiên, công nghệ Blockchain vẫn có một vài nhược điểm mà bạn cần lưu ý:

    1. Dễ bị hacker nhòm ngó: dù được bảo vệ bởi thuật toán đồng thuận Proof of Work nhưng các ứng dụng phát triển trên nền tảng Blockchain vẫn là “con mồi” của hơn 50% các cuộc tấn công mạng.
    2. Việc sửa đổi dữ liệu cực kỳ khó khăn: một khi dữ liệu được đưa vào Blockchain thì rất khó để thay đổi. Tính ổn định vừa là lợi thế nhưng cũng đồng thời là nhược điểm của Blockchain. 
    3. Sự bất tiện của private key – khóa riêng: mỗi tài khoản Blockchain sẽ được cấp khóa chung (có thể chia sẻ) và khóa riêng (cần giữ bí mật). Người dùng sử dụng khóa riêng để truy cập vào quỹ tiền của mình. Nếu mất khóa riêng, tiền của họ sẽ bị mất mà họ không thể làm gì được.
    Map
    Zalo
    Hotline